Khi đi du lịch Bến Tre, sẽ có rất nhiều địa điểm và khu du lịch khác nhau. Để cung cấp cho các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về những nơi mà các bạn muốn đến, mình sẽ tổng hợp lại các địa điểm du lịch tại các huyện khác nhau của Bến Tre. Mời các bạn cùng xem qua nhé!
>>> Du lịch Bến Tre – Các địa điểm du lịch tại Ba Tri
1. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Hòa nằm trên khu đất giồng thuộc xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, cạnh tỉnh lộ 885.
- Đây là ngôi đình có gần 200 năm tuổi với nhiều công trình chạm khắc gỗ độc đáo. Đình Bình Hòa được xếp trong danh mục 20 ngôi đình lớn và đẹp của tỉnh Bến Tre, là ngôi đình cổ lớn nhất ở Cù lao Bảo.
- Đình Bình Hòa được Bộ văn hóa thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 7/1/1993
2. Di tích Mộ và đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng: là một võ tướng nhà Nguyễn, thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ.
- Ông sinh ra tại làng Mỹ Thạnh, huyện Tân An (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, Bến Tre). Năm 1948 giữ chức lãnh Binh trong quân đội dưới triều Thiệu Trị.
- Năm 1959, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đem binh cứu ứng, nhưng chưa kịp đến nơi thì thành bị hạ. Ông được lệnh đóng giữ phòng tuyến Kỳ Hòa, ở đồn Cây Mai. Sau một thời gian cầm cự, ông rút quân về Gò Công, phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Trương Định.
- Ngày 27/6/1866, ông bị tử thương trong một trận giao chiến với quân Pháp. Đền thờ ông ở xã Mỹ Thạnh được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 7.5.1997
3. Di tích các chứng tích cuộc thảm sát 286 người dân vô tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947.
- Cuộc thảm sát do thiếu úy Tây lai Leon Leroy chỉ huy, giết chết 286 người gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già vào ngày 10/1/1947 tại ấp Cầu Hòa, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm.
- Chúng đã đốt cháy hơn 100 ngôi nhà , nhiều xác chết bị cháy thiêu, có gia đình bị giết hết 17 người, không còn người nào sống sót. Đây là cuộc tàn sát có quy mô và dã man nhất ở Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Một bia căm thù được dựng lên tại nơi thảm sát để nhắc nhở những thế hệ sau biết rõ tội ác tày trời này của giặc. Di tích được Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 19/1/2001.
4. Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định (1920 – 1992) sinh tại xã Lương Hòa, Giồng Trôm trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Năm 16 tuổi bà đã tham gia phong trào cách mạng.
- Hai năm sau bà được kết nạp Đảng, kế đến bà đã khởi xướng và lãnh đạo phong trào Đồng Khởi ở Mỏ Cày Bến Tre, sau đó lan rộng ra cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, hình thành đội quân tóc dài nổi tiếng.
- Năm 1965, bà được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng Miền Nam, năm 1974 bà được phong quân hàm thiếu tướng. Sau năm 1975, bà giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ, cùng Đảng và Nhà nước lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới đất nước. Bà mất năm 1992.
- Ngày 30/08/1995, bà được chủ tịch nước truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhân dân Bến Tre đã lập đền thờ bà tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, Giồng Trôm để tưởng nhớ công lao nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước, một vị Nữ tướng của dân tộc Việt Nam.
5. Di tích ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác (thường gọi là Mười Trác) ở xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, là nơi Bí thư xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn đã ở và làm việc từ 11/ 1955 đến 3/ 1956 để chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam, tổng hợp tình hình và dự thảo đề cương cách mạng Miền Nam.
- Ngôi nhà ông được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cách mạng quốc gia ngày 7/5/1997.
6. Cồn Ốc: cồn nổi lớn nhất trên sông Hàm Luông ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có diện tích tự nhiên khoảng 650 ha.
- Giữa dòng sông Hàm Luông, Cồn Ốc hiện ra bởi những vườn dừa với nhiều chủng loại đan xen với vườn cây ăn trái. Đây cũng là nơi nuôi giấu nhiều cán bộ trong thời kỳ chiến tranh.
Du lịch Bến Tre Tiền Giang sưu tầm
DANH SÁCH TOUR DU LỊCH BẾN TRE TIỀN GIANG ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT 2016